Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng

CEO Rex Tillerson của Exxon Mobil từng là một người trông giữ trẻ. Còn vị chủ tịch của ngân hàng J.P Morgan Chase đã có thời là đầu bếp nấu món khoai tây chiên.

Trên thực tế, có rất nhiều những vị CEO giàu có và đầy quyền lực đã kiếm được những đồng tiền lương đầu tiên bằng những công việc như cắt cỏ, chuyển báo…
Dưới đây là 10 vị CEO với những công việc khởi đầu đầy thú vị.

1. Doug McMillon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Wal-Mart

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
 
Doug McMillon hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của chuỗi các cửa hàng Wal-Mart. Wal-Mart là nơi đầu tiên Doug McMillon làm việc. Ông đã đến làm tại kho hàng Arkansas của tập đoàn này khi mới 17 tuổi với mức lương 6 đôla một giờ.
Ngày nay, mặc dù đã ngồi trên vị trí cao nhất của tập đoàn, Doug McMillon vẫn cho rằng những kỹ năng và kiến thức học được từ công việc đầu tiên tại kho hàng Wal-Mart vẫn được sử dụng rất hiệu quả cho công việc ở vị trí chủ tịch đầy quyền lực của ông hiện tại.
Ông nói: “Những thành công trong công việc nhóm và sự chăm chỉ sẽ được đền đáp. Nếu bạn không biết tận dụng thời gian, không phấn đấu nỗ lực làm việc chăm chỉ trên cả mong đợi của những nhà lãnh đạo thì bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được”.

2. Michael Dell, Chủ tịch Công ty công nghệ Dell

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Dell là một công ty về công nghệ được thành lập vào năm 1984 tại Austin, bang Texas, tên của công ty này được đặt theo tên của người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành Michael Dell. Trong năm 2011, tạp chí Forbes đã bình chọn ông là một trong số những người giàu có nhất thế giới với tổng giá trị tài sản ước tính lên tới 15 tỷ USD. Và công ty Dell của ông xếp trong top 500 của tạp chí Fortune.
Michael Dell bắt đầu làm công việc giặt là vào lúc 12 tuổi tại một nhà hàng của Trung Quốc với mức lương chỉ 2,3 đôla một giờ. Sau đó ông tiếp tục đến làm việc tại một nhà hàng Mexico. Ông chính thức rời bỏ công việc tại những nhà hàng và đến với công việc tại một cửa hàng bán tem và những đồng xu hiếm. Sau đó, ông đến với công việc bán báo qua điện thoại cho đến lúc 16 tuổi.

3. John Dasburg, Giám đốc điều hành hãng hàng không ASTAR Air Cargo

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
ASTAR Air Cargo là một hãng hàng không có mặt tại hơn 40 sân bay và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Giám đốc điều hành của công ty này ông John Dasburg, một người có tài năng rất đặc biệt.
Ngay từ khi 10 tuổi, Dasburg chứng tỏ tài năng của mình khi quyết định kiếm những đồng tiền đầu tiên bằng công việc cắt cỏ thuê cho người hàng xóm. Tuy nhiên công việc thì quá nhiều, và ông nhận ra rằng ông không thể làm một mình. Ông đã giải quyết tình hình đó bằng cách chia sẻ bớt công việc cho những người bạn bè của mình và ăn phần trăm từ họ.

4. T.Boone Pickens, CEO BP Capital Mgmt

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Theo tạp chí Forbes thì tài sản của Pickens lên tới 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên khi ông làm công viêc đầu tiên của mình với nghề phát báo ở Holdenville, Oklahoma, ông chỉ kiếm được 28 cent một ngày. Đó là lúc Pickens 12 tuổi.
Công việc đó đã cho Pickens cảm giác tự do đầu tiên, ông nói: “Từ đó tôi không cần tiền của bố mẹ nữa, tôi muốn tự mình kiếm chúng.”
Ông nói rằng việc kiếm tiền từ những khách hàng không muốn trả tiền cho ông đã dạy cho ông một bài học quý báu: “Bạn phải kiên định nếu bạn muốn đạt được mục đích của mình. Bạn sẽ không biết được công việc hằng ngày sẽ dẫn bạn tới điều gì, chính vì vậy hãy đặt mọi tâm trí của mình vào mọi việc.”

5. Terry Lundgren, CEO của Tập đoàn Macy

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Công việc đầu tiên của ông bắt đầu sau khi ông tốt nghiệp đại học, đó là làm ở cửa hàng Federated. Tuy nhiên, là một sinh viên mới tốt nghiệp, Lundgren lúc đó chưa chắc chắn những gì ông muốn cho cuộc sống. Ông từng có ý định học thú y nhưng sau một năm lại chuyển sang học kinh doanh.
Lundgren làm tại cửa hàng Federated vào năm 1975 và làm cho chi nhánh của công ty Bullocks Wilshine ở Los Angeles. Đến năm 35 tuổi, ông đã làm trưởng chi nhánh đó. Năm 2005, ông tham gia vào thương vụ sát nhập hai cửa hàng Federated và May, đến năm 2007 hai công ty hợp nhất lại thành tập đoàn Macy và trở thành một nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay.

6. Clarence Otis, Jr., CEO của Chuỗi cửa hàng ăn Darden

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Chuỗi cửa hàng ăn Darden ở bang Florida của Mỹ hoạt động như một cơ sở ăn uống giống Olive Garden và Red Lobster. Trong năm 2010, thời báo Orlando Sentinel xếp Clarence Otis vào 11 người quyền lực nhất miền trung Florida với lý do ông quản lý 1.800 cửa hàng ăn uống và 180.000 nhân công.
Khi Otis gia nhập công ty vào năm 1995 với chức danh thủ quỹ, ông đã có kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ở tuổi 17, Otis làm nhân viên phục vụ tại cửa hàng ăn uống ở sân bay Los Angeles và kiếm được 3,5 USD một giờ. Ông nói rằng việc phục vụ một lượng lớn người ở mọi đẳng cấp đã giúp ông có một thái độ và tư tưởng tích cực.

7. Jack Schuessler, CEO của Wendy International

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Tập đoàn Wendy International là công ty mẹ của Wendy, chuỗi cửa hàng hamburger lớn thứ 3 thế giới. Jack Schuessler đã làm cho công ty 30 năm và từ năm 2000 đến 2006 ông đã trở thành CEO.
Công việc đầu tiên của Schuessler là công việc khuân vác tại nhà máy ST. Louis với mức lương 2,45 USD một giờ. Ông cho rằng tính lặp đi lặp lại của công việc làm ông thấy nhàm chán trong suốt 8 tiếng làm việc.
Dù không thích công việc đó lắm, ông vẫn khẳng định nó đã dạy ông một bài học rất quan trọng: “Nếu bạn không làm việc, bạn sẽ không bao giờ được trả công”.

8. Bill Watkins, CEO của Seagate Technology

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Seagate Technology là nhà sản xuất ổ cứng lớn nhất thế giới. Bill Watkins gia nhập công ty vào năm 1996 sau đó thăng tiến đến vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành vào năm 2004, và giữ vị trí đó đến năm 2009 khi ông nghỉ hưu.
Watkins đã có một cuộc đời rất đặc biệt trước khi đến được vị trí cấp cao đó. Khi ông tốt nghiệp trung học năm 1971, Watkins tham gia quân ngũ và phục vụ trong căn cứ Missouri với vai trò là một người cứu thương. Sau khi giải ngũ, ông làm ca đêm tại một bệnh viện tâm thần với nhiệm vụ kiềm chế bệnh nhân.
Sau đó ông từ bọ mọi thứ và đến bang California nơi mà ông làm việc với Xdex, nhà sản xuất đĩa mềm tại thung lũng Silicon. Từ đó ông làm trong lĩnh vực công nghệ cao.

9. Michael Morris, CEO của Công ty điện American Electric Power

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
American Electric Power là một trong số những nhà sản xuất điện lớn nhất nước Mỹ. Công ty này là nguồn cung cấp điện năng chính cho 38 bang của Mỹ và một phần của miền đông Canada.
Morris bắt đầu đi làm từ hồi 11 tuổi cho công ty Ohio’s Toledo Blade với việc phát báo và kiếm được 5 USD một ngày. Ông tin rằng công việc đó đã giúp ông có được một phong cách công nghiệp. Ngày nay, ông khuyến khích những nhân viên có những phẩm chất tương tự.

10. Susan Story, CEO của công ty Gulf Power

Bước khởi đầu của các CEO nổi tiếng
Công ty Gulf Power là một công ty điện có trụ sở ở Florida. Phục vụ hơn 400.000 khách hàng trải dài từ tây bắc Alabama, Florida đến vịnh Mexico.
Susan Story chính là CEO và chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Gulf Power, 17 tuổi bà đã làm cho tờ báo Sand Mountain Reporter, một tờ báo của Alabama với lượng phát hành 20,000 bản. Story đã làm công việc đó với mức lương chỉ 2,85 USD một giờ.
Công việc của bà bao gồm viết quảng cáo, thông báo. Bà nói rằng công việc cho phép bà nhìn ra những cơ hội bên cạnh những trách nhiệm trong công việc của mình.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng

Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng


Chủ nhật, ngày 17/07/2011, 14:07
Nhiều tỷ phú, triệu phú đôla trên thế giới hiện nay đã đi lên nhờ tự thân vận động. Nhiều người trong số họ có tuổi thơ nghèo nàn và phải làm lụng vất vả, trải qua hàng tá nghề nghiệp trước khi có được một cơ ngơi như hiện tại.
Không ít câu chuyện cảm động về hành trình lập nghiệp gian khổ của những giám đốc điều hành (CEO) nổi tiếng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các nhà làm phim, nhưng hơn cả, đó là những bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ trẻ.
Dưới đây là một số gương mặt như vậy theo bình chọn của hãng tin CNBC:
Lloyd Blankfein, tập đoàn Goldman Sachs
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Lloyd Blankfein là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Goldman Sachs. Ông sinh ra ở Bronx, New York và lớn lên ở Brooklyn. Cha ông là nhân viên bưu điện, còn mẹ ông là nhân viên lễ tân. Khi còn bé, ông từng làm nghề bán đậu phộng dạo tại sân vận động Yankee.
Blankfein theo học trường Đại học Luật Harvard. Sau một thời gian dài làm việc cho công ty luật Donovan với tư cách là một luật sư thuế, ông gia nhập J. Aron & Co., một chi nhánh của Goldman Sachs và từng bước thăng dần lên ngôi vị CEO của tập đoàn. Năm 2007, tài sản của ông ước đạt 73 triệu USD.
Oprah Winfrey, hãng Harpo Productions
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Oprah Winfrey được mệnh danh là "bà hoàng truyền thông" của Mỹ. Tuy nhiên, để có được vị trí như ngày nay, bà đã phải nỗ lực hết mình vượt khó vượt khổ. Sinh ra trong một khu ổ chuột ở Mississippi và lớn lên ở trong nghèo khổ ở Milwaukee. Oprah ở với người bà từ khi còn nhỏ và đến năm lên 6 mới được đến ở với mẹ. Từng bị lạm dụng tình dục khi mới 9 tuổi, từng mang thai ở tuổi 14, nhưng bà không gục ngã.
Sau khi chuyển tới Tennessee, bà bắt đầu bước chân vào thế giới truyền thông bằng một công việc ở đài phát thanh. Sự nghiệp của Oprah vươn tới đỉnh cao khi bà làm chủ chương trình “The Oprah Winfrey Show”. Với phong cách thân thiện và lôi cuốn khán giả, chương trình của Oprah đã được mở rộng ra khắp đất nước, được xếp hạng cao nhất trong số các chương trình trò chuyện trên truyền hình trong lịch sử nước Mỹ.
John Paul Dejoria, hãng mỹ phẩm tóc John Paul Mitchell Systems
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
John Paul Dejoria là đồng sáng lập viên kiêm CEO của công ty John Paul Mitchell Systems, nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc. Cha mẹ ông đã ly dị từ khi ông mới được 2 tuổi. Dejoria đã phải ra đường làm việc từ năm lên 9 tuổi, để giúp đỡ gia đình. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông nhập ngũ và phục vụ trong lực lượng hải quân Mỹ.
Dejoria từng xuống tới tận đáy xã hội khi gia nhập đội quân vô gia cư. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là ông đã vượt qua những khó khăn đó và đồng sáng lập hãng sản xuất chăm sóc tóc cùng với người bạn là nhà tạo mẫu tóc Paul Mitchell vào năm 1980. Theo tạp chí Forbes, tài sản ròng của ông trong năm 2009 là 4 tỷ USD.
Howard Schultz, hãng cà phê cà phê Starbucks
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Howard Schultz là người mang những cốc cà phê nóng hổi hiệu Starbucks tới hàng triệu người Mỹ vào mỗi buổi sáng. Ông lớn lên ở Canarsie, Brooklyn, một vùng ngoại ô nghèo nàn. Ông là thành viên đầu tiên trong gia đình học tới đại học. Sau khi tốt nghiệp, Schultz đầu quân cho Hammerpalast, một công ty sản xuất máy pha cà phê. Năm 1981, ông đã gặp Gerry Baldwin, một trong những ông chủ đầu tiên của Starbucks và lần gặp đó đã thay đổi cuộc đời của Schultz.
Schultz đã “phải lòng” Starbucks bởi hướng kinh doanh của nó. Ông rời bỏ Hammerplast và trở thành giám đốc kinh doanh của Starbucks. Nhưng không lâu sau đó, Schultz quyết định nghỉ việc ở Starbucks để thành lập công ty riêng. Năm 1984, ông mở quán cà phê Il Giornale ở Seattle. Với phong cách thân thiện, quán này nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Đúng lúc ông định nhân rộng mô hình Il Giornale, thì được tin một trong các chủ sở hữu của Starbucks muốn rút lui. Schultz đã tìm cách mua lại công ty.
Đến năm 1987, Schultz mua lại được toàn bộ Starbucks với số tiền 3,8 triệu USD và sáp nhập Il Giornale vào thành một nhãn hiệu duy nhất là Starbucks và lập ra Starbucks Corporation. Bằng tài năng quản trị và kinh doanh, Schultz đã đưa thương hiệu Starbucks trở nên sáng giá như ngày nay, với hàng loạt cửa hàng ở trong và ngoài nước Mỹ. Đến với Starbucks, khách hàng không chỉ được uống cà phê ngon mà còn được hưởng một bầu không khí thoải mái và thư giãn.
Sean Combs, hãng may mặc Sean John
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Sean Combs vốn là một ca sỹ nhạc Rap, được biết đến với những cái tên như Puff Daddy, P.Diddy. Anh sinh ra ở Harlem và lớn lên trong vòng tay người mẹ là một nữ giáo viên. Cha của anh đã bị sát hại khi Combs mới được 3 tuổi. Sau đó, gia đình anh đã phải chuyển tới Mount Vernon, ngoại ô Bronx.
Combs theo học trường Đại học Howard, nhưng phải bỏ giữa chừng để tập trung cho hãng ghi âm Uptown, hỗ trợ cho các nghệ sỹ R&B như Mary J. Blige và Jodeci. Bên cạnh sự thành công với tư cách là một nhạc sỹ, anh còn nổi tiếng nhờ thiết kế thời trang kể từ khi sáng lập thương hiệu riêng mang tên Sean John vào năm 1998. Anh đảm nhiệm cương vị Giám đốc điều hành công ty này cho tới giờ.
Ursula M. Burns, tập đoàn Xerox
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Ursula M. Burns là nữ Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Xerox. Bà cũng là người phụ nữ mang trong mình hai dòng máu Phi - Mỹ đầu tiên trở thành CEO của một công ty đứng trong bảng xếp hạng Fortune 500, đồng thời là người phụ nữ quyền lực thứ 20 trên thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes.
Ursula M. Burns sinh ra tại thành phố New York và lớn lên trong một căn hộ trợ cấp trong vòng tay người mẹ. Sau khi nhận được bằng thạc sỹ về lĩnh vực cơ khí, bà đầu quân cho Xerox và được bổ nhiệm vào chức trợ lý điều hành. Năm 1999, bà làm Phó chủ tịch hãng phụ trách sản xuất toàn cầu và 10 năm sau đó, bà thay thế người tiền nhiệm Anne Mulcahy, trở thành CEO của Xeros.
Steve Jobs, hãng công nghệ Apple
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Steve Jobs sinh tại San Francisco. Ông được vợ chồng ông Paul và bà Clara Jobs nhận nuôi. Cha mẹ đẻ của ông, Abdulfattah Jandali và Joanne Simpson, khi đó vẫn còn là sinh viên và chưa kết hôn. Jobs bỏ khỏi trường đại học khi mới được có một học kỳ. Trong thời gian này, Steve Jobs đã mưu sinh bằng nghề thu lượm vỏ lon soda vứt đi, ngủ ở sàn phòng khách nhà bạn bè và đi bộ 11 km/ngày để tới nhận bữa ăn miễn phí ở đền Hare Krishna.
Sau khi đầu quân cho Apple, tới năm 1985, ông rời bỏ công ty này và mở một hãng máy tính mới mang tên NeXT Inc. Việc kinh doanh phần mềm rất thành công, tới nỗi Apple đã phải mua lại NeXT vào năm 1997 và mời Jobs quay trở lại với tư cách là một nhà cố vấn. Hiện Steve Jobs là CEO của Apple, giá trị tài sản ròng của ông ở mức 8,3 tỷ USD.
Chris Gardner, hãng chứng khoán Gardner Rich & Co.
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Chris Gardner là CEO của công ty môi giới chứng khoán Gardner Rich & Co. ở Chicago. Công ty này do ông thành lập từ năm 1987. Thuở còn hàn vi, ông và cậu con trai đã phải trải qua những ngày tháng vất vưởng, lang thang không nhà cửa. Khi còn trú chân ở quận Tenderloin nghèo nàn thuộc San Francisco, có những lần cha con ông phải qua đêm ở những nhà tắm công cộng.
Cuộc đời chìm nổi của Chris Gardner đã trở thành đề tài thu hút các nhà làm phim Hollywood. Năm 2006, tác phẩm điện ảnh The Pursuit of Happyness (tạm dịch: Mưu cầu hạnh phúc) ra đời. Bộ phim đã đưa tên tuổi tài tử điện ảnh Will Smith lên đỉnh cao nhờ khả năng diễn xuất tài tình, và thu về hơn 307 triệu USD từ các phòng vé trên toàn cầu.
Sheldon Adelson, công ty sòng bạc Las Vegas Sands
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Sheldon Adelson là Chủ tịch kiêm CEO của công ty kinh doanh sòng bạc Las Vegas Sands, có trụ sở ở thành phố Paradise ở Nevada. Cha mẹ ông là người Do Thái đến từ Đông Âu. Theo Irwin Chafetz, người bạn và đối tác kinh doanh của Adelson, "sự giàu có ở khu chúng tôi khi đó là có 3 USD trong túi". Ngay từ khi còn nhỏ, Adelson đã sớm nung nấu nghiệp kinh doanh.
Đồng USD đầu tiên mà Adelson kiếm được là nhờ việc bán báo dạo trên vỉa hè. Nhưng Adelson nhanh chóng thấy chán công việc này. Ông nhận ra “lĩnh vực kinh doanh” này không có hệ thống và sau đó đã tự thiết lập mạng lưới của mình. Khi ấy, Adelson thuê những đứa trẻ bằng tuổi mình đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán báo với điều kiện sẽ thu phần trăm trên từng tờ báo.
Qua các kinh nghiệm tích luỹ dần từ việc bán báo dạo, Adelson dần lấn qua mảng bất động sản, tư vấn tài chính… và tạo dựng cơ nghiệp tỷ phú như ngày nay. Ông từng theo học đại học nhưng phải bỏ ngang. Nhưng điều đó không ngăn cản ông vươn lên trong sự nghiệp. Năm 2008, sòng bạc do ông làm chủ đã thu lợi nhuận lớn thứ 2 tại Las Vegas. Hiện Adelson đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng các tỷ phú của tạp chí Forbes.
Curtis Jackson, hãng thu âm G-Unit
Những CEO dựng nghiệp từ tay trắng, Thị trường - Tiêu dùng, CEO, ti phu, trieu phu, giam doc dieu hanh, dung nghiep
Ngôi sao nhạc Rap có tên thân mật là 50 Cent  này vào năm 2003 đã lĩnh trọn những đề cử quan trọng nhất của giải thưởng Mobo trong đó có nghệ sĩ hip-hop xuất sắc nhất, album xuất sắc nhất cho Get Rich Or Die Tryin' và đĩa đơn xuất sắc cho In Da Club. Sau sự thành công của almbum Get Rich Or Die Tryin', anh đã ký hợp đồng với hãng đĩa G-Unit Records.
Jackson sinh ra ở nam Jamaica, và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của ông bà sau khi mẹ anh bị ám hại lúc anh mới có 8 tuổi. Bản thân Jackson cũng từng rơi vào hiểm cảnh tương tự vào năm 25 tuổi, nhưng may mắn anh đã sống sót. Hai năm sau đó, anh ký hợp đồng với hãng đĩa Shady Records do ca sỹ nhạc Rap Eminem thành lập, và tạo dựng dần một sự nghiệp âm nhạc với những thành công mà trước đây anh chưa bao giờ có được.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Thành công và thất bại


Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.
Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.
Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.
Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.
Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.
Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.
Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được.
Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.
Người thành công luôn trao dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.
Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.
Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.
Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.  

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Sáu bí quyết thành công của Steve Jobs

Doanh nhân huyền thoại, tổng giám đốc điều hành của Apple Computers, Steve Jobs, đã khởi đầu cuộc đời một cách gian khó. Ông được nhận làm con nuôi từ lúc còn nhỏ, bỏ học cao đẳng chỉ sau 6 tháng và đã từng phải đem đổi vỏ chai nước ngọt để lấy tiền mua thực phẩm. Mặc dù vậy, ông đã nỗ lực để thành lập Apple Computers và Pixar Animation Studios, và hiện nay là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại. Vậy bí quyết nào đã giúp ông thành công như thế?

1.  Làm điều bạn yêu thích
Theo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”
Hoàn toàn đúng! Làm một công việc bạn không thích thì cũng giống như nồi tròn mà úp vung méo. Mỗi ngày bạn đều cố gắng hết sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà bạn cảm thấy mình đáng được nhận. Mỗi ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt qua – bởi vì bạn chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc.
Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị, bạn làm công việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người. Bối cảnh nào bạn nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!
Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tự tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật sự của mình là gì (không phải cái bạn nghĩ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội trông đợi ở bạn). Việc ba mẹ của bạn muốn bạn trở thành một luật sư hay kế toán viên hàng đầu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm thấy thành công và niềm đam mê trong công việc đó.
2. Tầm nhìn xa
Theo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.”
Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên mất mục tiêu chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan trọng, có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở phút kế tiếp, bạn lại mãi nghỉ về cả trăm việc khác bạn cần làm, và thế là sự quá tải đến !
3.  Hãy nêu cao tinh thần doanh nhân
Steve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn.”
Không ít lần tôi tình cờ gặp những người thông minh và khôn ngoan đến tuyệt vời. Họ có những ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện “cú nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng. Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.
Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất quan trọng, không nên để việc quá chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết bạn cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu.
Ca sĩ/tay guitar nổi tiếng Jim Rowland đã từng nói “Sự kỷ luật chỉ nặng một ounce còn sự hối tiếc nặng đến một tấn” (1 tấn = 32 000 ounce). Hãy duy  trì tính kỷ luật và lòng dũng cảm để tiến về phía trước theo từng bước nhỏ, và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những tiến bộ bạn đã đạt được.
4. Hãy tạo sự khác biệt
Theo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”
Tôi thích câu này của Steve vì cả từ “hải quân” và “cướp biển” đều gợi nhớ cho tôi nhiều điều! Tôi đã làm việc 14 năm trong môi trường công ty (chưa kể một khoảng thời gian ở trong quân dự bị) nhưng tôi đã vứt bỏ những điều đó để thành lập công ty Outshine Consulting and The Success Rules. Hiện tại không có sự lựa chọn nào tốt hơn cái nào, nhưng tôi nghĩ điểm mấu chốt cần suy nghĩ ở đây là bạn muốn nắm giữ vị trí gì trong cuộc sống.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn. 
Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng (status quo), tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.
Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!
5. Nỗ lực hết mình
Theo Steve  “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”
Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao thành công.
Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau. Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo. Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm việc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết (Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó.
6. Không ngừng học hỏi
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật. Nếu không phát triển, học hỏi và trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào trường hợp nào?
Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng. Ông không đạt được thành công như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có. Ông liên tục sáng tạo và đổi mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi.
Thông qua việc xây dựng một mạng lưới quan hệ xã hội hữu hiệu, bạn có thể học được nhiều điều từ những người thông thái. Họ có thể thách đố tư duy của bạn và giúp bạn phát triển ý tưởng và chiến lược mới để đạt được thành công. Học tập cũng giống như tiêu tiền. Bạn có thể mở mang kiến thức mỗi ngày bằng cách nhận thức ưu điểm của những người xung quanh bạn, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình. Sự lựa chọn là của bạn. 

Benjamin Franklin (1706 - 1790), nhà lập quốc Hoa Kỳ

Benjamin Franklin là một trong các nhân vật hàng đầu đã xây dựng nên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông là người duy nhất đã ký tên vào 4 văn kiện quan trọng trong Lịch Sử Mỹ Quốc, đó là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Hiệp ước Đồng Minh với Pháp, Hiệp Ước Hòa Bình với Anh và Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Benjamin Franklin là một nhân vật đa diện. Ông đã từng làm thợ nấu xà bông, nấu nến, thợ in, nhà văn, nhà xuất bản, nhà khoa học và phát minh, nhân vật tổ chức và lãnh đạo cộng đồng… và cũng là một nhà ngoại giao có tài. Các phục vụ của ông trong công tác ngoại giao tại nước Pháp đã giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến tranh giành Độc Lập của Hoa Kỳ. Nhiều sử gia Hoa Kỳ đã coi ông là nhà ngoại giao có khả năng nhất và thành công nhất từ xưa tới nay.




Năm 21 tuổi, Benjamin trở về Philadelphia và lại giúp việc cho ông Keimer. Từ đây, Franklin đã trở nên một chàng thanh niên khôn ngoan, tháo vát. Việc đọc sách vẫn là sở thích của chàng. Franklin nghĩ rằng nếu riêng rẽ thì một người chỉ có thể đọc được một số sách. Vậy nếu một số người hiếu học họp lại với nhau, trao đổi sách báo và thảo luận cùng nhau thì sẽ có lợi biết bao. Chàng liền lập ra Câu Lạc Bộ Junto để các hội viên thay nhau thuyết trình về các vấn đề luân lý, chính trị và khoa học. Lúc đầu câu lạc bộ gồm 7 hay 8 hội viên hay đọc sách, họp với nhau vào chiều thứ sáu để thảo luận về các vấn đề đã nêu ra từ tuần lễ trước. Nhờ việc thảo luận này mà các hội viên đều tiến bộ về cách nói năng và sự nghiên cứu. Hơn nữa, cứ ba tháng mỗi hội viên lại phải sáng tác một luận án về bất cứ vấn đề gì. Câu Lạc Bộ Junto này đã nổi tiếng trong thành phố thời bấy giờ.

Năm 22 tuổi Franklin thôi không làm cho ông Keimer nữa mà mở một nhà in riêng với Hugh Meridith. Lúc đầu công việc còn ít song chàng cố gắng làm việc và yêu nghề, thức khuya dậy sớm, không bao giờ la cà tại các tửu quán nhờ vậy dân chúng tín nhiệm và các công việc thương mại càng tăng hơn.

Hồi đó giấy bạc khan hiếm, người ta e ngại nếu in thêm, đồng tiền sẽ mất gía còn nếu không in thì tình trạng kinh tế không được phát triển. Franklin liền mang việc này ra bàn với các hội viên Junto rồi chàng cho in một cuốn sách nhan đề là "Tính chất và sự cần thiết của giấy bạc". Việc làm này đã khiến cho Nghị Viện thành phố quyết định in thêm tiền và họ giao cho Franklin công việc đó vì chàng đã có công đóng góp. Nhờ thế mà nhà in của chàng có thêm việc làm.

Năm 24 tuổi, Franklin cưới cô Deborah Read, người đã cười chàng khi trông thấy chàng gặm ổ bánh mì lúc bắt đầu đặt chân tới Philadelphia. Deborah là người ít học song cặp vợ chồng Franklin là những người tận tụy làm việc. Họ có 3 con, 2 trai và 1 gái. Một người con trai tên là William, sau này trở nên Thống Đốc của tiểu bang New Jersey.

Franklin thấy rằng khi tra cứu thì cần phải có nhiều sách mà mỗi người chỉ có một số nhỏ. Vậy nếu các hội viên Hội Junto cùng mang sách đặt tại một nơi thì người nọ có thể đọc được sách của người kia và sự tra cứu sẽ dễ dàng hơn. Các hội viên đều nghe lời đề nghị này của Franklin. Việc này rất có lợi song cũng có điều bất tiện, chẳng hạn như ai cũng đòi hỏi người khác giữ gìn sách của mình cho cẩn thận nên một năm sau, Hội Junto phải giải tán tủ sách.

Franklin lại nghĩ đến việc lập một thư viện công cộng cho mượn sách. Chàng nhờ một viên chưởng khế thảo điều lệ. Hội viên có tới 100 người. Số tiền đóng góp của các hội viên dùng để mua sách bên nước Anh. Đây là thư viện đầu tiên tại Bắc Mỹ, nó đã mở đầu cho phong trào thư viện sau này. Chính nhờ có thư viện mà dân xứ Philadelphia thời đó có một trình độ văn hóa cao hơn dân của các vùng kế cận. Vì thế các miền chung quanh chẳng bao lâu cũng bắt chước làm công việc ích lợi kể trên.

Franklin tin rằng chăm chỉ bao giờ cũng vẫn là phương thuốc để trở nên giàu sang. Chàng cho rằng một người muốn thành công phải làm việc chăm chỉ hơn những kẻ đang cạnh tranh với mình. Chàng lại có ước vọng muốn trở nên một nhà đạo đức, muốn khắc phục mọi thói xấu để sống một cuộc đời trong sạch. Chàng thấy rằng tin tưởng suông vào đạo lý chưa đủ để giữ cho khỏi sa ngã, cần phải luyện tập các đức tính, xếp chúng theo thứ tự rồi thêm vào đó các định nghĩa để làm sáng tỏ các quan niệm về các đức tính đó:

1- Điều độ: không ăn đến chán, không uống đến say.

2- Yên lặng: không nói nếu lời nói không hữu ích cho người khác hoặc cho bản thân. Không nói dỡn cợt.

3- Thứ tự: xếp đặt mọi vật vào một chỗ riêng, các việc làm vào những thời giờ nhất định.

4- Quyết tâm: phải quyết tâm làm những việc cần. Việc gì đã quyết tâm rồi thì phải làm cho kỳ được.

5- Tiết kiệm: chỉ tiêu tiền về những việc có ích cho mình và cho người khác.

6- Chuyên cần: không bỏ phí thời giờ, lúc nào cũng làm việc hữu ích.

7- Thật thà: phải nói cho đúng, không nói xấu người, có những ý nghĩ lành mạnh.

8- Công bằng: không làm hại người khác và nhớ hưởng những gì mình đáng được hưởng.

9- Dung hòa: tránh mọi thái cực, chịu đựng những điều trách mắng nếu mình có lỗi.

10- Sạch sẽ: thân thể, quần áo và nhà cửa phải sạch sẽ.

11- Yên tĩnh: tránh ưu phiền về các việc thường xẩy ra hay không thể tránh được.

12- Trong sạch: tránh trác táng, hại sức khỏe, hại thanh danh của mình và của người khác.

13- Khiêm tốn: noi gương Chúa Jesus và Socrates.

Chính nhờ cách sửa mình này mà về sau, Benjamin Franklin đã trở nên một người khôn ngoan và đạo đức của Hoa Kỳ.

Năm 26 tuổi, Franklin thấy rằng cần phải phổ biến các tư tưởng hướng thiện, chàng liền soạn rồi cho xuất bản cuốn Niên Lịch lấy tên là "Niên Lịch của Richard nghèo khó" (Poor Richard's Almanach). Trong cuốn này, chàng đặt những tư tưởng cao thượng và ích lợi thành các châm ngôn để người đọc dễ nhớ hơn. Ngày nay các câu châm ngôn này còn được phổ thông chẳng hạn như câu "ngủ sớm, dậy sớm làm cho con người khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan" (Early to bed and early to rise makes a man healthy, wealthy and wise). Mọi người đã tán thưởng cuốn niên lịch đến nỗi 10 ngàn cuốn được xuất bản trong một năm và cứ thế kéo dài trong 25 năm liền, quả là một sự việc hi hữu tại một nơi và vào một thời kỳ mà tình trạng dân chúng còn kém mở mang.

Cũng vào năm 26 tuổi, chàng Franklin lập ra tờ báo lấy tên là Nhật Báo Philadelphia (the Philadelphia Gazette). Chàng đã làm phát triển tờ báo thành một trong các báo thành công nhất tại thuộc địa châu Mỹ. Chàng luôn luôn chú ý đến tư tưởng mới. Các sử gia Hoa Kỳ cho rằng Franklin là viên chủ nhiệm đầu tiên tại châu Mỹ đã cho phổ biến trên các trang báo những mẩu tranh hí họa và hướng dẫn các tin tức bằng bản đồ. Nhờ tờ báo của mình, Franklin đã trình bày cho dân chúng biết rõ nhiều dự án cải tiến công ích. Tờ báo Philadelphia đã sống được từ năm 1729 tới năm 1766. Franklin lại còn soạn thêm cuốn sách "Con đường dẫn tới giàu sang" (the Way to Wealth). Cuốn sách này cũng có một giá trị đặc biệt về kinh tế.

Năm 27 tuổi, Franklin cảm thấy cần phải biết thêm ngoại ngữ để dễ thông cảm với các dân tộc khác. Chàng liền bắt đầu học tiếng Pháp và chẳng bao lâu đã nói thạo và đọc sách tiếng Pháp một cách dễ dàng. Học xong tiếng Pháp rồi, chàng quay sang học tiếng Ý. Ít lâu sau, Franklin lại học tiếng Tây Ban Nha và rồi cũng thông thạo thứ ngôn ngữ này.

Năm 30 tuổi, nhờ sự hiểu biết của bản thân, nhờ sự tín nhiệm của mọi người, Franklin được bầu làm thư ký Nghị Viện Pennsylvania (the Pennsylvania Assembly). Thành phố Philadelphia càng ngày càng được mở mang mà chưa có một đội lính cứu hỏa, Franklin liền đứng ra thành lập đội quân tình nguyện này. Ông còn có công trong việc cải tiến cách tuần phòng trong thành phố.

Cũng vào năm 30 tuổi, Franklin được đề cử làm Giám Đốc Bưu Điện của Philadelphia. Cách làm việc hữu hiệu của ông đã khiến cho chính quyền Anh Quốc phải chú ý nên về sau, vào năm 1753, ông đã trở nên Phó Tổng Giám Đốc Bưu Điện của tất cả các miền đất thuộc địa Bắc Mỹ. Ông đã làm việc rất tận tâm, cải tiến rất nhiều dịch vụ Bưu Điện, làm tăng tốc độ chuyển thư bằng cách dùng tới các tầu biển chạy nhanh nhất qua Đại Tây Dương. Đối với các thư từ trong vùng, ông đã thuê mướn các người đưa thư đi ngựa chuyển thư cả ngày lẫn đêm. Ông cũng giúp cho xứ Canada thiết lập ra các dịch vụ bưu điện đầu tiên. Ông đã cho mở các trạm bưu điện tại Quebec, Montreal và Trois Rivière vào năm 1763 và rồi xếp đặt việc chuyển thư giữa Montreal và New York.

Benjamin Franklin cũng để ý tới sự cải tiến các dụng cụ thường dùng. Năm 36 tuổi, ông đã phát minh ra được một thứ lò sưởi không có khói, cho sức nóng gấp hai lần mà lại dùng 1/4 số lượng củi đốt. Phát minh của ông được phổ biến trong thành phố vì nó rất hợp với khoa học lại tiện lợi. Chính quyền định cấp cho ông bằng phát minh song ông từ chối và nói : "Tôi được dùng các phát minh của người khác thì tôi cũng sung sướng khi thấy phát minh của tôi đã giúp ích cho các người chung quanh".

Năm 37 tuổi, vì Hội Junto kém phát triển nên Franklin đề nghị lập ra "Hội Triết Học Mỹ Quốc" (the American Philosophical Society) gồm các người đạo đức, có kiến thức rộng, ở các thuộc địa khác nhau tại Bắc Mỹ. Hội Triết Học này được tổ chức theo lề lối của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc (the Royal Society). Nhiều người đã ghi tên tham dự và Franklin được bầu làm thư ký của Hội. Các hội viên thường trao đổi thư từ cùng nhau. Trụ sở của Hội đặt tại Philadelphia là thành phố trung tâm lại có thư viện đầy đủ và nhiều tương lai về kiến thiết


Vào năm 40 tuổi, vì kinh tế gia đình đã khá đầy đủ nên Benjamin Franklin có thời giờ để tâm đến Khoa Học. Thời đó châu Mỹ nhận được các sách báo cùng các dụng cụ thí nghiệm về điện học từ nước Anh gửi sang. Hội Triết Học nhờ Franklin làm các thí nghiệm như đã mô tả sẵn, song không những ông đã làm lại được hoàn toàn các thí nghiệm đó mà còn khám phá ra được nhiều điều mới lạ.

Năm 42 tuổi, Franklin cắt nghĩa được sự phân phối điện tích ở chai Leyde. Sang năm sau, ông lập bảng nhận xét về các đặc điểm chung giữa điện và sét. Ngày nay người ta còn nhắc lại thí nghiệm về sét bằng chiếc diều của ông. Franklin vẫn quan niệm rằng sự phát điện từ chai Leyde cũng giống như sét đánh, song với một cường độ nhỏ hơn nhiều. Oâng tìm cách chứng minh. Nhân một ngày có bão, Franklin cùng con trai là William mang một chiếc diều ra thả. Cuối sợi dây diều, ông buộc một chiếc chìa khóa bằng các dải lụa. Bỗng nhiên ông nhận thấy các sợi của dải lụa tách ra như có một sức đẩy chúng xa nhau. Khi để ngón tay gần đầu nhọn của chiếc chìa khóa, một tia lửa bật ra và ông cảm thấy bị điện giật. Thí nghiệm này đã khiến ông kết luận rằng sét thường bị hút bởi các đầu nhọn bằng kim loại và ông tìm ra rằng các đám mây thường chứa điện âm. Khi thử lại với chai Leyde, Franklin thấy cùng kết quả. Ông lại có thể tiếp điện cho chai Leyde bằng điện của bầu trời. Thật là may mắn cho Franklin đã không bị sét đánh trong cuộc thí nghiệm táo bạo đó mà ông không biết, bởi vì về sau, Giáo Sư Richman thuộc Đại Học St. Petersbourg khi làm lại thí nghiệm của ông đã bị thiệt mạng.

Năm 44 tuổi, sau khi đã hiểu rõ về sấm sét, Franklin đã phát minh ra cột thu lôi. Ông dựng ngay trên nóc nhà của mình một cột rồi sau lại cải tiến thêm. Franklin phổ biến phát minh này bằng một bài đăng trong quyển niên lịch của mình. Cũng năm này, Franklin được bầu vào Nghị Viện Pennsylvania.

Franklin luôn luôn nghĩ tới việc khai hóa dân chúng. Đối với ông, Hội Triết Học không đủ. Ông cho xuất bản cuốn sách mỏng : "Các đề nghị liên quan tới vấn đề giáo dục các thanh niên ở Pennsylvania", nhờ vậy chương trình học đã được sửa đổi và nhà trường đã bắt đầu dạy tiếng La Tinh, Hy Lạp và Toán Học. Franklin được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị các trường Trung Học Pennsylvania. Philadelphia khi đó không có cơ sở đào tạo nền giáo dục cao cấp vì thế ông đã giúp tay vào việc thành lập Viện Hàn Lâm (the Academy) mà sau này là trường Đại Học Pennsylvania. Kết quả của các chương trình giáo dục và thư viện của Franklin đã giúp cho Pennsylvania trở nên một địa phương tiến bộ nhất trong 13 xứ thuộc địa thời bấy giờ.

Vào năm 1751, một người trong thành phố nghĩ đến việc lập ra một bệnh viện công cộng và một nhà tế bần, Franklin liền bắt tay ngay vào công tác thực hiện hai chương trình này.

Tháng 8 năm 1752, Franklin gửi cho ông Collison, nhân viên Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc những kết quả về các phát minh của mình. Tài liệu đó được đọc trước Hội Khoa Học vào tháng 12. Mọi nhà khoa học đều trầm trồ khen ngợi ông. Cuốn sách "Thí nghiệm và nhận xét về điện học" của ông được xuất bản tại London và năm sau, được dịch sang tiếng Pháp và in tại Paris.

Franklin cũng phát minh ra loại kính đeo mắt hai tròng (bifocal eyeglasses) nhờ đó kính đọc sách và kính nhìn xa được ghép chung vào một gọng kính. Ông cũng nhận thấy bệnh tật phát sinh nhiều tại các căn phòng kém thoáng khí và ông cũng chỉ dẫn cho dân chúng cách cải thiện đất đai có acít bằng vôi bột (lime).

Năm 47 tuổi, Franklin được Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc trao tặng huy chương vàng Copley và Vua Louis 15 đích thân khen ngợi ông về các phát minh điện học. Các trường đại học Harvard và Yale tặng ông bằng cấp Cử Nhân Danh Dự. Ông lại được đề cử làm Tổng Giám Đốc Bưu điện và đã giữ chức vụ này trong 21 năm liền.

Mùa xuân năm 1754, khi đó Franklin 48 tuổi, đã xẩy ra cuộc chiến tranh giữa người Anh và người Pháp tại châu Mỹ. Franklin cho rằng các thuộc địa Bắc Mỹ nên đoàn kết lại để tự bảo vệ chống lại người Pháp và sự quấy nhiễu của thổ dân da đỏ. Ông đã cho in tấm hình hài hước nổi tiếng có tên là "Tham gia hay là chết" (Join or Die) trên báo của minh. Tấm hình này vẽ một con rắn bị chặt ra thành nhiều khúc, tượng trưng cho các thuộc địa Bắc Mỹ. Ông đã đề nghị Chương Trình Liên Bang (Plan of Union) tại hội nghị 7 xứ thuộc địa họp tại Albany, New York. Theo chương trình này, 13 xứ thuộc địa nên cùng nhau họp lại thành "một chính phủ tổng quát" (one general government). Chương trình liên bang đó đã chứa đựng các ý tưởng mà sau này có trong Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Các đại biểu tại Hội Nghị Albany đã đồng ý với chương trình của Franklin nhưng các thuộc địa đã không đồng lòng phê chuẩn.

Rồi chiến tranh đã khiến Franklin phải chú ý đến phạm vi quân sự. Đầu năm 1755, Tướng Edward Braddock và hai trung đoàn quân Anh tới Bắc Mỹ với lệnh chiếm lại căn cứ của người Pháp tại Fort Duquesne, là nơi hội tụ của hai giòng sông Allegheny và Monogahela. Đội quân Anh đã gặp khó khăn trong việc tìm mua ngựa và các toa xe. Franklin đã giúp công vào việc trang bị này. Nhưng rồi quân Pháp và dân da đỏ đã phục kích đoàn quân Anh tại các bờ sông Monogahela và tướng Braddock tử trận, đoàn quân Anh hầu như bị tiêu diệt. Lúc này, Franklin đã lo việc thành lập đội quân tình nguyện địa phương để bảo vệ các thành phố biên giới, ông được đề cử làm Đại Tá quân đội để chống nhau với người Pháp và dân da đỏ. Ông cũng là người đã trông coi xây dựng một pháo đài tại Weissport thuộc Carbon County, Pennsylvania.

Năm 50 tuổi, Franklin đựơc đề cử làm ủy viên quân sự của địa hạt Northampton. Ngoài ra, ông còn được bầu làm Hội Viên Danh Dự của Hội Triết Học Edinburg và nhân viên Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc, một danh dự ít khi dành cho một người sống tại xứ thuộc địa. Chính khách nổi tiếng người Anh thời đó là William Pitt đã nói trước Viện Quý Tộc Anh (the House of Lords) rằng Benjamin Franklin là một nhà khoa học đáng được xếp ngang hàng với Isaac Newton. Oâng ta đã ca tụng Franklin là "một Danh Dự không chỉ dành cho nước Anh mà còn cho bản chất của con người" (an honor not to the English nation only but to human nature

4- Nhà Ngoại Giao.

Cuộc chiến tranh với nước Pháp đã khiến cho Anh Quốc phải chi tiêu quá nhiều. Anh Quốc liền bắt các xứ thuộc địa phải gánh thêm phí tổn. Tất cả các đất đai đều phải chịu thuế. Vì vậy Nghị Viện Philadelphia liền cử Franklin sang nước Anh năm 1757. Tới London, khi xin bãi bỏ thuế không được, Franklin liền đưa ra một đề nghị theo đó các đất đai chưa đo đạc được miễn thuế. Đề nghị căn cứ trên sự công bằng của ông đã được phê chuẩn. Đây là thắng lợi đầu tiên của ông tại nước ngoài. Franklin đã ở Anh Quốc và hoạt động như một đại sứ không chính thức và cũng là người phát biểu các quan điểm của lục địa châu Mỹ.

Đầu năm 1760, sau khi cuộc chiến tranh với người Pháp và dân da đỏ chấm dứt, đã có một cuộc tranh luận lớn lao tại nước Anh. Người Pháp bị thất trận nên đã bằng lòng nhường lại cho nước Anh hoặc là một tỉnh thuộc Canada, hoặc là hòn đảo Guadeloupe trong quần đảo Tây Aán (West Indies). Vào lúc cao điểm của cuộc tranh luận, Franklin đã cho phổ biến một tập sách mỏng so sánh một cách sáng suốt tương lai vô bờ của xứ Canada so với sự không quan trọng của hòn đảo Guadeloupe. Việc làm này đã khiến cho tại châu Aâu và châu Mỹ, nhiều người đã đọc kỹ tập sách của Franklin. Vài sử gia tin rằng do ảnh hưởng của tập sách này mà nước Anh đã chọn Canada.

Mùa hè năm 1762, Franklin trở về Bắc Mỹ. Ông được hoan hô nhiệt liệt và được bầu vào Nghị Viện Philadelphia. Vài năm sau Franklin lại sang nước Anh để tranh đấu cho việc ký kết văn kiện về Bưu Điện. Vào ngày 13 tháng 2 năm 1766, Franklin ra trước Hạ Viện Anh (the House of Commons) để trả lời 174 câu hỏi liên quan tới việc "đánh thuế mà không có đại diện". Các nghị viên Hạ Viện Anh đã chất vấn ông trong gần hai giờ và ông đã trả lời vừa vắn tắt, vừa rõ ràng. Kiến thức về các vấn đề đánh thuế của ông đã làm cho mọi người phải ngạc nhiên và danh tiếng của ông vì thế đã vang lừng khắp châu Aâu. Đạo luật về Tem Thuế (the Stamp Act) đã bị hủy bỏ sau đó và phần lớn công lao là của ông. Franklin đã là một người không những chỉ tranh đấu cho riêng miền Pennsylvania mà còn cho cả châu Mỹ.

Vào năm 60 tuổi, Franklin được bầu làm hội viên ngoại quốc của Hội Khoa Học Đức Quốc tại Gottingen, và Hàn Lâm Viện Pháp Quốc chọn ông làm một trong 8 hội viên nước ngoài, lúc đó ông 66 tuổi.

Khi các liên lạc chính trị giữa Anh Quốc và các thuộc địa trở nên xấu đi, Franklin vẫn muốn các thuộc địa châu Mỹ nằm trong đế quốc Anh nếu các quyền lợi của người dân thuộc địa được tôn trọng và bảo vệ. Ông sẵn sàng dùng tài sản của mình để bồi thường cho số trà bị phá hủy tại Boston (the Boston Tea Party) nếu chính quyền Anh hủy bỏ các thuế trà không công bằng. Nhưng người Anh đã làm ngơ trước đề nghị của ông, vì thế ông thấy mình không còn hữu ích nữa và ngày 21 tháng 3 năm 1775, Franklin buồn bã xuống tầu trở về châu Mỹ. Ông đã làm đủ mọi cách để giữ cho các thuộc địa châu Mỹ nằm trong đế quốc Anh trên căn bản thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.

Franklin về tới Philadelphia vào ngày 5 tháng 5 năm 1775, vào khoảng hai tuần lễ sau khi cuộc chiến tranh Cách Mạng bắt đầu. Ngày hôm sau, dân chúng Philadelphia đã chọn ông làm đại biểu phục vụ trong Quốc Hội Lục Địa Kỳ II (the Second Continental Congress). Ông Franklin ít khi tuyên bố tại Quốc Hội song ông là một trong các nhân vật tích cực và có ảnh hưởng nhất. Ông đã đề nghị Chương Trình Liên Bang (Plan of Union) trong đó có chứa đựng các ý tưởng căn bản dùng cho các điều khoản của Liên Bang Bắc Mỹ (Confederation). Franklin cũng giúp việc trong một ủy ban đi qua Canada để thuyết phục người Pháp tại đó tham gia vào cuộc chiến tranh Cách Mạng nhưng cuộc vận động này không thành.

Năm 1776, Benjamin Franklin được đề cử cùng với Thomas Jefferson và John Adams thảo ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và ông cũng là một trong các nhân vật ký tên vào bản văn quan trọng này. Lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh với người Anh chưa mang lại các thành quả tốt đẹp và vì Quốc Hội cho rằng việc đồng minh với nước Pháp có thể đưa tới thắng lợi nên Quốc Hội đã đề cử Franklin làm một trong ba ủy viên đại diện cho Hoa Kỳ tại nước Pháp. Cuối năm 1776, ở tuổi 70, Benjamin Franklin đã lãnh một nhiệm vụ quan trọng nhất trong đời ông. Oâng đã tới đất Pháp và được chào đón nồng nhiệt. Dân chúng Pháp đã mến phục ông vì lòng tử tế, cách phục sức đơn giản, cử chỉ bình dị, trí óc khôn ngoan và các lời nói sáng suốt cũng như cách đối xử lịch thiệp với cả giới quý tộc lẫn giai cấp bình dân. Các đám đông đã đi theo ông trên đường phố. Các nhà thơ đã làm các bài ca tụng ông. Chân dung và tượng của ông được đặt tại nhiều nơi.

Mặc dù có tình cảm với ông Benjamin Franklin nhưng chính quyền Pháp thời đó còn rất do dự trong việc ký hiệp ước đồng minh với các thuộc địa Bắc Mỹ, vì một việc làm như vậy sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh giữa nước Pháp và nước Anh. Tuy nhiên, với sự lịch thiệp, tài khôn khéo và tính kiên nhẫn, Franklin đã lấy dần được lòng tin tưởng của nước Pháp. Và cuối cùng vận may của ông đã tới khi đội quân Anh của Tướng John Burgoyne đầu hàng tại Saratoga. Thắng lợi của người Mỹ đã khiến cho nước Pháp ký kết hiệp ước đồng minh vào ngày 6 tháng 2 năm 1778. Sau đó, Franklin đã xếp đặt việc chuyên chở các sĩ quan, binh lính Pháp và súng đạn qua Bắc Mỹ. Franklin cũng mượn được tiền vay và xin được tiền tặng chuyển về cho Hoa Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng nếu không có Benjamin Franklin, người Mỹ chưa chắc đã giành được độc lập.

Năm 1778, Benjamin Franklin được chỉ định làm bộ trưởng tại Pháp. Ông đã giúp công vào việc soạn thảo Hiệp Ước Paris là thứ đã làm chấm dứt cuộc chiến tranh Cách Mạng. Hiệp ước này đã hứa dành cho quốc gia non trẻ Hoa Kỳ mọi thứ cần thiết và Franklin đã là một trong các nhân vật ký nhận Hiệp Ước Paris vào năm 1783, và từ hiệp ước này, nền độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được công nhận.

Từ năm 1776 tới năm 1785, Franklin sống ở ngoại quốc và luôn luôn mang thắng lợi về cho đất nước. Ngoài ra, các vinh dự vẫn tới tấp đến với ông. Hàn Lâm Viện Y Học Paris mời ông làm hội viên. Ông cũng là nhân viên của Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật và Khoa Học Boston, là một trong 24 nhân viên ngoại quốc của Hàn Lâm Viện Khoa Học, Văn Chương và Mỹ Thuật Padoue, hội viên Hàn Lâm Viện Lịch Sử Madrid, hội viên danh dự Hội Văn Chương và Triết Học Manchester cũng như tại Hội Vật Lý, Vạn Vật và Mỹ Thuật Orleans, tại Hàn Lâm Viện Khoa Học, Mỹ Tự và Mỹ Thuật Lyons. Hơn nữa, các tác phẩm của ông in tại các nước Anh, Đức, Pháp, Ý đã mang lại cho ông các danh vọng vô bờ.

5- Nhà Lập Quốc.

Năm 1785, Benjamin Franklin trở lại Philadelphia và được cử làm chủ tịch của Hội Đồng thành phố này, rồi lại được bầu làm Thống Đốc Tiểu Bang Pennsylvania. Ông được bầu lại vào chức vụ sau này vào những năm 1786 và 1787. Ngoài ra, Franklin còn có công trong việc phản kháng chế độ nô lệ tại châu Mỹ.

Năm 80 tuổi, Franklin vẫn còn hoạt động. Hồi đó các tầu biển chạy từ Falmouth ở nước Anh tới New York mất hai tuần lễ lâu hơn nếu không theo con đường London-Rhode Island. Các chủ tầu không biết tại sao như vậy, và đã đề nghị chỉ cho tầu đến Rhode Island mà không tới New York trong khi 2 nơi này chỉ cách nhau một ngày đường. Nhiều người đã cầu cứu đến Franklin. Ông liền tìm gặp các thuyền trưởng nên được biết rằng có một dòng nước chảy từ mạn dưới lên mà người ta chưa được biết rõ lắm, đó là dòng Gulf Stream. Franklin liền nghiên cứu dòng nước này : nào đo bề rộng, chiều sâu, đo nhiệt độ, sức chảy… Franklin khuyên các tầu bè nên lợi dụng dòng nước để cuộc hành trình được nhanh chóng hơn.

Năm 1787, xứ Pennsylvania đã đề cử Benjamin Franklin, 81 tuổi, tới họp Hội Nghị Lập Hiến (Constitutional Convention). Các đại biểu đã gặp nhau tại Sảnh Đường Độc Lập và thảo ra Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Vào lúc này, Franklin là đại biểu cao tuổi nhất của Hội Nghị. Sức khỏe yếu kém và tuổi cao đã không cho phép ông tích cực tham gia vào các hoạt động nhưng sự khôn ngoan, hiểu biết của ông đã giúp cho Hội Nghị tiến hành. Franklin đã dàn xếp được các cuộc tranh luận về quyền đại biểu tại Quốc Hội của các tiểu bang lớn và nhỏ. Sự dung hòa của ông đã là nguyên do thành lập một quốc hội lưỡng viện.

Dịp tham dự Hội Nghị Lập Hiến là lần phục vụ công ích cuối cùng của ông, song tuy cao tuổi, ông vẫn quan tâm tới các công việc quốc gia. Ông rất sung sướng khi thấy ông George Washington nhậm chức Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông đã hi vọng rằng gương mẫu của Hiệp Chủng Quốc Bắc Mỹ có thể dẫn tới một hiệp chủng quốc khác tại châu Âu.

Benjamin Franklin qua đời tại Philadelphia vào đêm 17 tháng 4 năm 1790 vì bị sưng phổi, thọ 84 tuổi. Vào khoảng 20 ngàn người đã tôn kính ông trong buổi tang lễ. Ông được chôn trong nghĩa địa của nhà thờ Christ Church tại Philadelphia, bên cạnh vợ ông chết năm 1774.

Benjamin Franklin được kể là một trong 6 công dân hàng đầu của nước Mỹ. Chân dung của ông xuất hiện trên các tem thư, tiền đồng và tiền giấy của Hoa Kỳ. Hai tổng thống Hoa Kỳ đã hãnh diện mang tên của ông: Franklin Pierce và Franklin D. Roosevelt. Thành phố Philadelphia cũng tưởng nhớ người Công Dân lừng danh nhất. Một sân vận động của Đại Học Pennsylvania đã được đặt bằng tên của ông, ngoài ra còn có Công Viên Franklin, Viện Franklin với bức tượng tạc ra do nhà điêu khắc James Earl Frase.

Vào năm 1790, khi được tin ông Benjamin Franklin qua đời, Quốc Hội nước Pháp quyết định để tang ba ngày và Bá Tước Honoré de Mirabeau đã ca tụng "Nhà Hiền Triết mà cả hai lục địa đều cho là của mình" (the sage whom two worlds claims as their owns). Còn Quốc Hội Hoa Kỳ chịu tang một tháng để tỏ lòng kính cẩn một Công Dân đã có công lớn đối với Quốc Gia, với Khoa Học, với Tự Do và với Nhân Loại.

Bí quyết thành công: biết mình là ai

Đầu năm là dịp để mỗi chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua và đề ra những mục tiêu trong năm mới. Xác định được mục tiêu thì khả năng thành công của bạn là trên 70%. Mục tiêu không có nghĩa là chỉ đưa ra những gạch đầu dòng, những con số bạn sẽ phấn đấu đạt được mà trước tiên bạn phải biết mình là ai.

Dù bạn là ai thì bạn cũng nên cảm thấy vui sướng vì trên đời này bạn là một tinh hoa có một không hai của tạo hóa. Bạn không thể bắt chước được ai và cũng không ai có thể bắt chước được được bạn. Hãy biết chấp nhận và bằng mọi cách phát triển tài năng của mình. Cho dù bạn thành công hay thất bại, đúng hay sai thì bạn đều phải cố gắng vươn lên trên mảnh đất của mình. Cho dù là xấu hay tốt thì bạn đều phải tự nỗ lực trong cuộc sống của chính mình.

Nhà thơ Douglas Malloch đã viết một bài thơ thể hiện sự suy nghĩ này mà mỗi chúng ta nên tham khảo:

“Nếu như bạn không thể trở thành cây tùng trên đỉnh núi thì hãy làm một cây nhỏ trong khe núi, nhưng phải làm một cây nhỏ tốt nhất bên bờ suối.

Nếu như bạn không thể trở thành một cây lớn thì hãy làm một lùm cây nhỏ; nếu như không thể trở thành một lùm cây nhỏ thì hãy làm một thảm cỏ nhỏ.

Nếu như bạn không thể trở thành một cây lộc hương thì hãy làm một chú cá nhỏ, nhưng phải là một chú cá hoạt bát nhất trong hồ.

Tất cả chúng ta không thể ai ai cũng đều trở thành thuyền trưởng, mà phải có người trở thành thủy thủ.

ở đây có rất nhiều việc cần chúng ta làm, có chuyện lớn có chuyện nhỏ, nhưng quan trọng nhất là những chuyện xung quanh ta.

Nếu bạn không thể trở thành một con đường quốc lộ thì hãy làm một con đường nhỏ.

Nếu bạn không thể trở thành mặt trời thì hãy trở thành ngôi sao”.


Quyết định sự thành công của bạn không phụ thuộc vào việc to hay nhỏ mà được quyết định bởi bạn là người làm tốt nhất và chỉ cần bạn hài lòng là đủ. Bởi không có ai đủ may mắn nhận ra bạn quý giá đến thế nào, không có nghĩa là những ánh hào quang của bạn đã tắt! Bởi không ai đủ thông minh để nhận ra bạn có thể bước lên đỉnh cao, không có nghĩa bạn phải dừng những nỗ lực tốt nhất của mình…

Hãy luôn nhớ rằng: Đừng bao giờ mô phỏng người khác. Hãy tự phát hiện, khám phá bản thân mình, hãy mang đậm cá tính của bản thân. Hãy là chính mình.

20 Lý do khiến bạn không thành công (1)


Image
“Hạn chế duy nhất cản trở hành động của chúng ta là chính là sự ngờ vực”
-Franklin D. Roosevelt-
Nếu chúng ta vừa lái xe vừa giữ phanh thì kết quả sẽ thế nào? Chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được tốc độ tối đa. Đây chưa kể là xe sẽ bị nóng máy và mau hỏng vì lực cản của phanh khi ấy ảnh hưởng không tốt cho động cơ.
 
Trong cuộc sống nhiều người trong chúng ta thường đạp phanh giống như vậy. “Phanh” ở đây có thể là những nhân tố ngăn cản thành công như sợ hãi, chần chừ, thiếu tự tin về thành tích đạt được,… Cách nhả phanh cảm xúc tốt nhất là xây dựng thái độ tích cực, biết nhìn nhận về bản thân qua việc gánh vác trách nhiệm.
Sau đây là 20 nhân tố khiến bạn dễ thất bại. Biết nỗ lực khắc phục chúng, bạn mới có thể loại bỏ những chiếc phanh đang kìm hãm bạn thành công.
1. Không sẵn lòng mạo hiểm
Thành công buộc phải mạo hiểm có tính toán. Mạo hiểm không có nghĩa là đánh bạc một cách ngu ngốc và hành xử vô trách nhiệm. Người ta đôi khi vẫn hiểu nhầm hành vi vô trách nhiệm và cẩu thả là mạo hiểm. Điều này dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc thói quen đổ lỗi rằng mình xui xẻo.
Mạo hiểm mang ý nghĩa tương đối. Mỗi người có cách hiểu khác nhau về rủi ro và điều đó phản ánh quá trình rèn luyện của họ. Ai cũng cho rằng leo núi là môn thể thao mạo hiểm, nhưng với người có tập luyện trước, đó không phải là sự mạo hiểm thiếu chuẩn bị. Mạo hiểm có chuẩn bị là mạo hiểm dựa trên nền tảng kiến thức, rèn luyện, nghiên cứu cẩn thận, lòng tự tin và năng lực, đó là các nhân tố giúp chúng ta hành động khi đối mặt với sợ hãi. Người không bao giờ thử bất cứ chuyện mạo hiểm nào thì chắc chắn không bao giờ phạm lỗi. Tuy nhiên, không dám mạo hiểm thường lại là sai lầm lớn hơn cả việc thử và bị thất bại.
ImageTính do dự tạo ra một thói quen xấu và ảnh hưởng đến người khác. Nhiều cơ hội bị vuột mất chỉ vì thiếu quả quyết. Hãy mạo hiểm nhưng đừng mang tâm trạng của kẻ đánh bạc. Người mạo hiểm tiến lên với con mắt mở to, trong khi đó kẻ đánh bạc chỉ biết tung vốn liếng của mình trong bóng tối.
Có người hỏi bác nông dân kia rằng bác có định trồng lúa mỳ trong vụ này không. Bác bảo: “Không, tôi e trời không mưa đâu”. Người kia hỏi tiếp: “Vậy trồng bắp không?”. Bác nông dân đáp: “Không, tôi lo côn trùng phá hết”. Cuối cùng người kia hỏi: “Vậy bác trồng cây gì?”. Bác nông dân trả lời: “Không cây gì cả. Vậy chắc hơn”.


NGUY CƠ
Cười có nguy cơ bị cho là vô duyên.
Khóc có nguy cơ bị cho là yếu đuối.
Tiếp xúc với người khác có nguy cơ bị dính líu
Thể hiện cảm xúc có nguy cơ bộc lộ cái tôi đích thực của mình.
Trình bày ý tưởng, mơ ước trước đám đông có nguy cơ đánh mất chúng.
Yêu có nguy cơ không được đền đáp tình yêu.
Sống có nguy cơ phải chết
Hy vọng có nguy cơ thất vọng
Thử sức có nguy cơ thất bại.
Nhưng phải chấp nhận nguy cơ vì nguy cơ lớn nhất trong đời chính là
không mạo hiểm chuyện gì cả.
Họ có thể né đau khổ và buồn phiền, nhưng không được học hỏi, cảm nhận,
thay đổi, trưởng thành, yêu thương hoặc sống trọn vẹn.
Họ là nô lệ bị giam hãm bởi chính thái độ của mình,
Họ đã tước mất tự do của bản thân.
Chỉ người mạo hiểm mới được tự do.

Robert Kiyosaki: Quan niệm về tiền bạc và câu chuyện của 2 người cha


Image“Tôi không làm việc cho đồng tiền. Đồng tiền làm việc cho tôi”
-Cha Giàu-
Một người rất thông minh và có học vị cao. Là một tiến sĩ, người đã hoàn thành chương trình đại học bốn năm trong thời gian chưa đầy hai năm. Sau đó ông theo học tiếp cao học tại các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ như: Stanford University, University of Chicago và Northwestern University – ở đâu cũng được hưởng học bổng toàn phần. Người cha thứ hai chưa bao giờ học qua lớp 8 phổ thông.

Cả hai người đàn ông đều làm việc vất vả suốt cuộc đời và đã thành công trên con đường công danh. Ai cũng có những khoản thu nhập đáng nể, nhưng một trong số họ luôn gặp những khó khăn tài chính suốt cuộc đời. Người thứ hai trở thành nhà tỉ phú giầu nhất bán đảo Hawaii. Một người khi mất chỉ để lại những khoản nợ chưa kịp trả, người thứ hai di chúc lại hàng chục triệu đôla, những công việc từ thiện và nhà thờ.

Họ là những người kiên cường, có uy tín và gây được sự thu hút nơi công chúng. Cả hai đều cho tôi những lời khuyên, nhưng lại không khuyên cùng một thứ. Ai cũng rất tin tưởng vào học vấn, nhưng họ không khuyến khích tôi học về cùng một lĩnh vực.

Nếu tôi chỉ có một người cha, chắc chắn tôi phải chấp nhận hoặc bác bỏ những lời dậy dỗ. Một khi có quyền sở hữu hai người đều khuyên bảo, tôi đã may mắn được lựa chọn và so sánh cách suy nghĩ của hai người - một người giầu và một người nghèo.

Thay cho việc đồng ý hoặc phủ nhận cách nghĩ của người này hay người kia, tôi nhận thấy rằng, khi so sánh tôi suy nghĩ nhiều hơn để rồi lựa chọn theo sở thích của riêng mình.

ImageHồi đó tôi hơi khó xử, bởi người giầu vẫn chưa giầu và người nghèo vẫn chưa nghèo. Cả hai chỉ mới đang bắt đầu sự nghiệp của mình và cả hai đều phải giải quyết những khó khăn tài chính và gia đình. Nhưng hai người nhìn nhận về một vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau. Vấn đề đó là tiền bạc.

Người cha thứ nhất thường nói: "Tình yêu cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa"

Người thứ hai: "Thiếu tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa"

Sở hữu hai người cha có cá tính mạnh và luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp đã là điều thật không mấy dễ chịu cho một đứa trẻ như tôi. Tôi luôn muốn mình là đứa con ngoan, biết nghe lời, nhưng khổ nỗi cả hai người cha đều không nói về một thứ. Sự tương phản, nhất là về tiền bạc, khác nhau một trời một vực, do vậy tôi trưởng thành trong sự tò mò và hồi hộp. Tôi thường hay nghĩ về những điều họ nói.

Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi kiểu như: "Tại sao cha lại nói như vậy?" – sau đó đặt câu hỏi tương tự cho những gì người thứ hai vừa nói. Thật dễ dàng khi nói: "Vâng, đúng vậy. Cha nói đúng. Con đồng ý” Hoặc phủ nhận những gì mình vừa được nghe: “Chính cha cũng không biết mình đang nói gì”. Thay vì thế – khi có hai người cha tôi kính trọng và thương yêu, tôi như bị bắt buộc phải suy nghĩ và chọn cách nghĩ mà theo mình là hợp lý nhất. Qua một chặng đường thời gian khá dài nhìn lại, tôi nhận ra rằng, quá trình lựa chọn, suy ngẫm đã có giá trị hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản là đồng tình hay phủ nhận.


Image 

 
Một trong những nguyên nhân mà người giầu ngày càng giầu, người nghèo ngày càng nghèo và tầng lớp trung lưu luôn phải vật lộn với những khó khăn tài chính là chúng ta được học về tiền bạc ở nhà, không phải ở dưới những mái trường. Phần lớn con cái học về lĩnh vực này từ cha mẹ. Người cha nghèo có thể nói gì giúp chúng hiểu được chủ đề đồng tiền? Thường thì họ nói như sau: "Hãy đến trường và cố gắng học hành.” Con trẻ có thể tốt nghiệp với những điểm số cao nhất, nhưng sẽ chỉ có một sự chuẩn bị rất tiềm tàng về tài chính, đồng tiền hay cách suy nghĩ về những thứ đó.

Trường học không dạy học sinh về đồng tiền. Nơi ấy luôn chú trọng đào tạo những khả năng học tập duới mái trường và nơi công sở, bỏ qua những kiến thức tài chính nền móng nhất. Đó là lời lý giải tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán - đa số họ đã tốt nghiệp loại giỏi hoặc ưu - lại trở thành những nạn nhân của các khó khăn tài chính trong suốt cuộc đời. Nguyên nhân của sự lạm phát, thâm hụt, thiếu ngân sách của chính phủ là do những nhà chính trị, chuyên gia kinh tế, tài chính. Là người đã đưa ra những quyết định, hướng đi không đúng đắn, bởi lẽ ngay bản thân họ cũng không được chuẩn bị một lượng kiến thức tài chính cơ bản. Một số người hầu như không sở hữu những thứ đó, mặc dù ai cũng có kiến thức và bằng cấp đáng kính nể.

Tôi có hai người cha, chính vì lẽ đó tôi đã học được từ cả hai người. Tôi thường phải vắt óc để suy nghĩ những lời khuyên của từng người. Qua đó tôi đã có được cách nhìn tinh tế về sức mạnh của ý nghĩ và sự ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của mỗi cá nhân.

Một người có thói quen nói: "Tôi không có đủ điều kiện cho thứ này". Người thứ hai cấm không được dùng những từ ngữ đó. Ông bắt tôi phải nói: "Làm thế nào để tôi có đủ điều kiện cho thứ này? Câu thứ nhất là sự khẳng định, câu thứ hai là câu hỏi. Sự khẳng định đánh gục ta ngay tại trận, câu hỏi bắt ta phải suy nghĩ. Cha giầu giải thích cho tôi rằng, khi thốt ra những lởi lẽ kiểu như: Tôi không có đủ điều kiện cho thứ đó – trí óc ngừng làm việc. Câu hỏi luôn khích lệ bộ óc hoạt động. Trong công việc tập luyện trí óc - chiếc máy tính lợi hại nhất trên thế giới - ông là người cuồng tín. Ông thường nói: Ngày qua ngày trí óc của tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bởi vì tôi luôn tập luyện nó. Càng mạnh mẽ bao nhiêu, tôi càng làm ra nhiều tiền bấy nhiêu. Ông tin rằng, khi nói: Tôi không có đủ điều kiện... là dấu hiệu của sự lười biếng trí tuệ.

Cả hai đều làm việc rất vất vả, nhưng tôi để ý thấy một trong số họ luôn để cho trí óc lơ mơ khi dính dáng đến tiền bạc, người thứ hai luôn có thói quen tập luyện bộ não của mình. Sau một thời gian dài, kết quả cho thấy, một người đã trở nên rất cứng cáp về mặt tài chính, người thứ hai thì yếu dần. Có thể so sánh cách sống và cách nghĩ của hai người qua sự tương phản của ví dụ sau - Một người ra sức tập luyện ở các câu lạc bộ thể hình, người thứ hai chỉ thích ngồi trong phòng suốt ngày xem vô tuyến. Biết cách tập luyện đều đặn luôn làm tốt cho sức khoẻ, việc vắt óc suy nghĩ sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn để làm giầu. Sự lười biếng sẽ làm thâm hụt cả hai: sức khoẻ và gia tài.


Image 


 
Hai người cha của tôi có hai cách nghĩ trái ngược nhau. Người thứ nhất quả quyết rằng, những người giầu luôn phải có trách nhiệm trả nhiều thuế hơn, để qua đó chăm sóc một phần cho những kẻ nghèo hèn. Người thứ hai thường nói: Thuế trừng phạt những ai sản xuất và thưởng cho những ai không sản xuất. Một người thường động viên: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà làm việc. Người thứ hai: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà mua lại.

Người này than phiền: Lý do khiến tôi không thể giầu được chỉ vì tôi có con cái.

Người kia thì than phiền: Lý do khiến tôi bắt buộc phải giầu chỉ vì tôi có con cái.

Một người luôn động viên và tán thành những cuộc trao đổi về tiền bạc và buôn bán trong những bữa ăn.

Người thứ hai cấm không được nhắc đến những vấn đề dính dáng đến tiền bạc trong lúc ăn.

Một người nói: Khi đã dính đến tiền bạc, hãy hành động thật thận trọng, đừng liều lĩnh.

Người kia thì nói: Hãy học cách điều khiển được những mạo hiểm.

Cả hai người đều trả các khoản chi phí đúng thời hạn, nhưng người thì thanh toán đầu kỳ, người thì cuối kỳ.

Người thứ nhất luôn tin tưởng vào công ty nơi mình làm việc và chính phủ. Ông quan tâm đến các đợt tăng lương, hỗ trợ nhân thọ, ưu đãi của y tế, trợ giúp khi ốm đau, kỳ nghỉ hay các khoản tài trợ khác. Ông rất hâm mộ sáng kiến ưu đãi trong đIều trị hay mua đồ dùng tại các cửa hàng đặc biệt - ưu đãi của quân đội dành cho lính đã về hưu. Ông không ngừng ca ngợi chương trình bảo đảm việc làm đến khi về hưu cho nhân viên khoa học dạy trong trường. Nhiều khi những thứ đó đã trở thành quan trọng hơn cả chính công việc. Ông thường xuyên nói: Tôi đã làm việc rất vất vả cho chính phủ, giờ là lúc tôi có quyền hưởng thụ những trợ cấp đó.

Trong lĩnh vực tài chính người thứ hai chỉ tin cậy vào chính bản thân mình.

Một người luôn phải bươn trải mong tiết kiệm được vài đôla. Người kia luôn có thói quen đầu tư.

Một người dậy tôi cách viết một lý lịch gây nhiều sự chú ý để kiếm được việc làm tốt. Người thứ hai dậy tôi cách viết một business plan thật chặt chẽ và đi theo xu hướng thị trường để có thể tạo được công ăn việc làm.

Là sản phẩm của hai người cha có cá tính mạnh tôi đã có quyền sở hữu sự xa hoa trong việc quan sát kết quả của những suy nghĩ. Tôi nhận ra một điều quan trọng rằng, qua những suy nghĩ mọi người thật sự đã trở thành anh thợ rèn của số phận mình.

Cha ruột của tôi thường nói: Cha sẽ không bao giờ giầu. Lời tuyên đoán đó đã trở thành hiện thực. Cha giầu thường xuyên nhìn mình bằng ánh mắt giầu có. Ông hay nói: Tôi là một người giầu có. Những người giầu sẽ không bao giờ thốt ra những lời lẽ như cha con. Ngay cả khi họ bị nhấn chìm xuống bùn lầy do thất bại, họ cũng vẫn duy trì cách nhìn nhận và lối suy nghĩ như xưa. Luôn có những khác biệt giữa hai loại người: người nghèo và người đang gặp thất bại tài chính. Thất bại tài chính là tức thời, còn nghèo khó là vĩnh cửu.

Cha ruột của tôi thường nói: Cha không quan tâm đến tiền bạc, hoặc: Tiền không có ý nghĩa. Cha giầu thường nhắc: Tiền bạc - đó là sức mạnh!

Sức mạnh của ý nghĩ thật khủng khiếp. Ngay từ lúc bé tôi đã thấu hiểu được sự lợi hại của những suy nghĩ tưởng như vô tri vô giác trong trí óc. Do vậy tôi luôn điều khiển những suy nghĩ và thận trọng diễn đạt chúng.

Tôi cũng sớm nhận ra được một sự thật phũ phàng - cha ruột của tôi nghèo không phải vì số tiền ông kiếm được, mà nghèo vì những suy nghĩ và hành động. Là một đứa trẻ – có hai người cha – tôi đã trở thành người rất cẩn thận trong việc chọn lựa các suy nghĩ, để rồi quyết định lấy làm của riêng. Tôi phải nghe ai đây – cha giầu hay người cha nghèo ruột thịt của tôi?

Cả hai đều rất tôn trọng kiến thức và việc học tập, nhưng họ không đồng tình trong việc học để làm gì. Một người thì muốn tôi học hành chăm chỉ, tốt nghiệp đại học, sau đó làm việc cho đồng tiền. Ông muốn tôi học để trở thành kỹ sư, kế toán, luật sư hoặc có bằng quản trị kinh doanh. Người thứ hai khuyến khích tôi học để trở thành người giầu có, để hiểu đồng tiền làm việc thế nào và học cách điều khiển đồng tiền làm việc cho mình.

Tôi không làm việc cho đồng tiền - đó là những lời lẽ ông nhắc đi nhắc lại không chán.Đồng tiền làm việc cho tôi!

Khi vừa tròn 10 tuổi, tôi quyết định nghe người cha giầu và học từ ông về tiền bạc. Khi đã lựa chọn, tôI quyết định sẽ không nghe người cha nghèo đã sinh ra tôi nữa, mặc dù ông là người sở hữu rất nhiều bằng cấp của các trường đại học nổi tiếng.

Và tất cả đã thay đổi!

Khi một lần đã quyết định nên nghe ai cũng là sự khởi đầu của cuộc hành trình học vấn của tôi về lính vực tiền bạc. Cha giầu đã dậy dỗ tôi trong suốt thời gian 30 năm, cho đến khi tôi vừa tròn 39 tuổi. Ông thôi không dạy khi biết rằng, tôi nắm bắt được hầu hết những gì ông muốn nhét vào cái đầu không mấy thông minh của tôi.

Tiền bạc là một trong những sức mạnh. Nhưng cái có nhiều quyền lực và sức mạnh hơn nó là sự hiểu biết sâu xa về tài chính. Tiền đến rồi đi, nhưng khi có kiến thức cơ bản và biết được đồng tiền làm việc thế nào, ta sẽ thống trị được chúng để từ đó xây dựng sự giầu sang.

Nguyên nhân của những khó khăn tài chính là mọi người đến trường và đã không bao giờ biết được đồng tiền làm việc ra sao, do vậy suốt cuộc đời họ nai lưng ra làm việc cho đồng tiền.